Chiến Thuật 1-4-3-2 Là Gì?
Chiến thuật 1-4-3-2 ít được nói đến trong các trận đấu ngày nay. Đây là một chiến thuật như thế nào? Được áp dụng ra sao?
Chiến thuật 1-4-3-2 là gì? Chắc hẳn nhiều người không có cho mình câu trả lời. Bởi lẽ, đây là một chiến thuật bóng đá khá cũ và ít được sử dụng trong các trận đấu ngày nay. Thế nhưng, dù có phần đi vào quá khứ nhưng đây cũng là một chiến thuật trong đá bóng từng được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về chiến thuật này nhé.
Chiến thuật 1-4-3-2 là gì?
Chiến thuật là phương pháp được sử dụng để nhằm đạt được mục tiêu của người sử dụng. Như vậy, có thể hiểu chiến thuật bóng đá là cách sắp xếp đội hình, phân chia vai trò, nhiệm vụ... giữa các cầu thủ nhằm giành lấy chiến thắng chung cuộc.
Chiến thuật 1-4-3-2 có thể hiểu đơn thuần là sự sắp xếp đội hình tương ứng với các cầu thủ ở từng vị trí khác nhau. Ở chiến thuật này, 10 cầu thủ trên sân (không tính thủ môn) sẽ chia là bốn nhóm nhỏ, phân bổ đều trên sân và thực hiện vai trò của mình. Đồng thời, mỗi nhóm cần phối hợp tốt với đồng đội để xử lý tốt các tình huống phát sinh, cũng như tạo cơ hội để ghi bàn cho đội mình.
Chiến thuật 1-4-3-2 bao gồm đội hình như sau:
1 hậu vệ
4 tiền vệ trung tâm
3 hộ công
2 tiền đạo
Chiến thuật 1-4-3-2 thiên nhiều về tấn công. Chính vì vậy, ở những phút đầu trận nếu nắm tốt thế công, tiến hành áp đảo sẽ rất dễ ghi cho đội mình chiến thắng đầu tiên. Ở chiến thuật này, lối chơi chủ đạo là lấy công làm thủ, không cho đối thủ thời gian nghỉ ngơi, nắm bắt. Bên cạnh đó, khi áp dụng chiến thuật 1-4-3-2 cần có sự linh hoạt trong cách chơi, cách rê bóng, đưa bóng, tấn công. Bởi lẽ chiến thuật này đòi hỏi sự chủ động. Nếu lối chơi không thay đổi trong suốt trận đấu, nhiều khả năng sẽ bị đối phương nắm bắt được và dễ rơi vào thế bị động.
Chiến thuật 1-4-3-2 thiên về tấn công áp đảo nên cần giành lấy quyền chủ động trên sân cỏ để giành chiến thắng
Nhiều chuyên gia đánh giá đây là một chiến thuật mạo hiểm và tự tin. Bởi yếu tố then chốt để giành chiến thắng ở đây chính là chủ động tấn công áp đảo mà bỏ qua phòng ngự. Để làm được điều đó, trước hết cần sự tự tin gần như tuyệt đối vào năng lực của đội mình. Bên cạnh đó, chiến thuật 1-4-3-2 cũng cần những cầu thủ có thể lực thật sự tốt.
Nhược điểm của chiến thuật 1-4-3-2
Như đã nhắc đến, chiến thuật 1-4-3-2 bỏ qua phòng ngự nên một khi đối phương phá được thế tấn công và tiến hành phản công chắc chắn sẽ rơi vào bị động, nhiều khả năng thất thủ. Bên cạnh đó, tính linh hoạt về tổng thể đội hình không cao, một khi đối phương vào được vùng cấm sẽ gặp nhiều bất lợi.
Hơn nữa, đội hình thu hẹp về hai mặt như chiến thuật 1-4-3-2 có sự mất cân bằng và rơi vào thụ động trong nhiều tình huống. Tính linh hoạt của chiến thuật này gần như không có.
Áp dụng chiến thuật 1-4-3-2 không tốt sẽ dễ rơi vào bị động
Chính vì thế, chiến thuật 1-4-3-2 từ lâu đã không còn được sử dụng trong các trận thi đấu nghiêm túc. Một phần bởi những nhược điểm của nó, phần khác là hiện nay có nhiều chiến thuật với những ưu điểm nổi trội hơn hẳn chiến thuật 1-4-3-2. Ngoài ra, linh hoạt là yếu tố được nhấn mạnh trong các trận đấu. Chính vì vậy, áp dụng các chiến thuật khác nhau tại nhiều thời điểm trận đấu đang có xu hướng được nhiều huấn luyện viên lựa chọn.
Chiến thuật 1-4-3-2 ngày nay không còn được sử dụng nhiều
Trên đây, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về chiến thuật 1-4-3-2. Đây là một chiến thuật khá cũ, thiên về yếu tố tấn công hơn phòng thủ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nó bộc lộ nhiều nhược điểm và rất ít được sử dụng trong bóng đá hiện đại.
Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn, sẽ giúp bạn hiểu hơn về bóng đá, vai trò nhiệm vụ của các cầu thủ cũng như hiểu cơ bản về các chiến thuật sắp xếp đội hình. Nếu bạn có thắc mắc hay còn điều gì muốn chia sẻ về bóng đá, đừng quên liên hệ với chúng tôi nhé.
=> XEM THÊM: Hậu Vệ Biên Tấn Công Là Gì?