Thẻ đỏ là gì và được sử dụng trong trường hợp nào?

Thẻ đỏ là gì và được sử dụng trong trường hợp nào?

Thẻ đỏ được xem là hình phạt cao nhất dành cho cầu thủ hoặc ban huấn luyện trong một trận đấu bóng đá, với quyền quyết định thuộc về trọng tài.

Trong bất kỳ một trận đấu bóng đá nào, sẽ luôn có trọng tài theo sát để xử lý những tình huống trong trận đấu cũng như bắt lỗi các cầu thủ. Điều này giúp trận đấu được diễn ra đúng luật trên tinh thần Fair Play. Thế nhưng, không ít trận đấu trọng tài đã phải rút thẻ đỏ và cầu thủ bị phạt thẻ đỏ buộc phải rời sân. Vậy thẻ đỏ là gì? Nó có ý nghĩa gì và khi nào cầu thủ sẽ bị phạt thẻ đỏ?  

Thẻ đỏ là gì?

Thẻ đỏ chính là một trong những hình thức xử phạt trong một trận đấu bóng đá. Nó gồm 3 hình thức: nhẹ nhất là tuýp còi cảnh cáo, nặng hơn là thẻ vàng và mức nặng nhất chính là thẻ đỏ. 

Tùy từng trường hợp, trọng tài có thể rút thẳng thẻ đỏ để xử phạt cầu thủ hoặc rút thẻ vàng xong rồi rút thẻ đỏ. Trường hợp này áp dụng cho cầu thủ đã từng bị 1 thẻ vàng trước đó. Như vậy, 1 thẻ đỏ sẽ có giá trị tương đương 2 thẻ vàng.

Thẻ đỏ là gì

Trọng tài xử phạt cầu thủ bằng thẻ đỏ


Khi cầu thủ bị rút thẻ đỏ, cầu thủ đó buộc phải rời sân và đội bóng không được thay thế người khác vào. Đội hình thi đấu sẽ khuyết người. Ví dụ có 11 cầu thủ, 2 cầu thủ bị thẻ đỏ thì chỉ còn lại 9. Có thể thay các cầu thủ khác nhưng không có chọn lựa thay thế cho 2 cầu thủ bị đuổi khỏi sân. 

Nguồn gốc thẻ đỏ 

Thẻ đỏ bắt nguồn từ World Cup năm 1966. Lúc này, Ken Aston - một trọng tài người Anh, được bầu vào Ủy ban trọng tài FIFA cho WC 1966. Trong trận đấu tứ kết của giải đấu đó, đội tuyển Anh đối mặt với Argentina và trọng tài Rudolf Kreitlein người Đức đảm nhiệm điều khiển. Vị trọng tài này đã đuổi 1 cầu thủ Argentina ra khỏi trận. Đồng thời ông cũng khiển trách nhiều cầu thủ trên sân vì lối chơi thiếu đẹp mắt. Những cảnh cáo này ông đã ghi lại bằng một tấm bìa nhỏ trong tay.

Ken Aston

Ken Aston

Ken Aston chứng kiến những chuyện đó, ông bắt đầu nghĩ có lẽ cần một hình thức phạt cụ thể cho các cầu thủ. Trên đường từ sân vận động về khách sạn, nhìn biểu tượng đèn giao thông với 3 màu xanh vàng đỏ, ông nảy ra ý tưởng thẻ đỏ là gì, thẻ vàng là gì và bàn bạc với trọng tài Rudolf Kreitlein. Hai người cùng trình ý tưởng lên các uy ban FIFA thời bấy giờ. 

Khi đề xuất được phê duyệt, những tấm thẻ đầu tiên được sản xuất. Kỳ WC năm 1970 nó đã được sử dụng chính thức. Từ đó đến nay, thẻ đỏ đã được sử dụng rộng rãi trong bất cứ trận đấu bóng đá nào. Tất nhiên, nó cũng là hình phạt mà không có bất kỳ cầu thủ nào mong muốn.

Khi nào thì trọng tài có thể rút thẻ đỏ?

Không phải lúc nào trọng tài cũng có thể tự ý rút thẻ đỏ. Từ khi có thẻ đỏ, các điều luật liên quan đến việc sử dụng thẻ cũng nhanh chóng được thiết lập. 

Luật thẻ đỏ có thể áp dụng cho các cầu thủ trong sân, đã được thay ra và cả dự bị. Ví dụ như cầu thủ dự bị không tham gia trận đấu nhưng có những hành vi ngoài sân phạm luật thì vẫn bị rút thẻ như thường. 

Khi bị phạt thẻ, bất cứ cầu thủ nào cũng phải rời khỏi khu kỹ thuật của đội nhà và khu vực gần sân đấu. Có thể lên hàng ghế khán giả để theo dõi trận đấu. Điển hình như trong trận chung kết Sea Game 2019, huấn luyện viên Park Hang Seo bị thẻ đỏ và phải lên khán đài, không được chỉ đạo trận đấu.

Trường hợp vướng thẻ đỏ của HLV Park Hang Seo 2019

Trường hợp vướng thẻ đỏ của HLV Park Hang Seo 2019


Những lỗi mà cầu thủ có thể bị phạt thẻ đỏ và mất quyền thi đấu bao gồm:

  • Lỗi nghiêm trọng theo đánh giá trọng tài.
  • Hành vi bạo lực.
  • Cầu thủ nhổ nước bọt vào đối thủ hoặc đồng đội hoặc bất cứ ai khi đang thi đấu.
  • Dùng tay chơi bóng để ngăn cản đối thủ ghi bàn.
  • Nhận 2 thẻ vàng
  • Lời lẽ lăng mạ và xúc phạm người khác

Đến đây, vấn đề thẻ đỏ là gì chắc chắn bạn đã nắm được chi tiết. Hiểu thêm về các luật bóng đá sẽ giúp chúng ta theo dõi một trận đấu với sự tường minh và thấu suốt nhất. Chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ thú vị bên những trận cầu hấp dẫn và sẽ không còn thắc mắc vì sao cầu thủ A, B bị thẻ đỏ và phải rời sân. 

=> XEM THÊM: Trong bóng đá, thẻ vàng là gì và được sử dụng thế nào?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn