Chiến Thuật 4-2-3-1 Là Gì?

 

Chiến Thuật 4-2-3-1 Là Gì?

Trong mỗi trận bóng, các huấn luyện viên sử dụng các đội hình chiến thuật khác nhau. Vậy chiến thuật 4-2-3-1 là gì?

Chiến thuật 4-2-3-1 là gì? Đây có lẽ là câu hỏi chung của hầu hết những ai mới tìm hiểu về bóng đá. Chiến thuật 4-2-3-1 là một trong những cách sắp xếp đội hình khá đặc trưng và kinh điển ở các trận đấu. Vậy chiến thuật này cụ thể thế nào? Lối chơi ra sao? Có những ưu nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Chiến thuật 4-2-3-1 là gì?

Như tên gọi, chiến thuật 4-2-3-1 chia số cầu thủ trên sân thành 4 nhóm theo trục ngang. Tính từ vị trí thủ môn đội nhà, số người mỗi nhóm lần lượt là 4 người, 2 người, 3 người và 1 người. Ở chiến thuật này, các cầu thủ được phân chia vai trò khá cụ thể.

Sơ  đồ chiến thuật 4-2-3-1 khi được triển khai trên sân đấu

Phòng ngự sẽ do các trung vệ, hậu vệ cánh tiêu chuẩn và hai tiền vệ phòng ngự đảm nhận. Những người này thường được gọi tắt là “trục kép”, giữ vai trò phòng ngự, cản phá cho cả đội hình.

Phía tấn công sẽ do một nhóm ba tiền đạo tấn công và một tiền đạo trung tâm đảm nhận. Họ thường là những người rê bóng nhanh, có khả năng phán đoán, cắt bóng nhanh và đưa bóng vào vùng cấm của đối thủ. Những cầu thủ tấn công này nếu phối hợp tốt cùng nhóm phòng ngự sẽ dễ dàng mang về chiến thắng.

Ưu điểm của chiến thuật 4-2-3-1 

Mỗi một chiến thuật được sử dụng, tức là đều chứng minh được ưu điểm của mình. Chiến thuật 4-2-3-1 tạo nên một đội hình có độ “đàn hồi” cao khi kết hợp tốt cả hai yếu tố phong ngự và tấn công. Bên cạnh đó, hai nhóm cầu thủ đó còn có thể liên tục hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí là thay thế vai trò của một vài cầu thủ khi cần thiết. 

Trong phòng ngự, đội hình 4-2-3-1 có tính bao phủ cao. Họ có thể cùng nhóm tấn công ép đối phương lên cao, đồng thời cũng có thể lùi sâu về sau khi bị tấn công. Bên cạnh đó, với đội hình dàn trải theo chiều ngang ở cuối, chiến thuật 4-2-3-1 sẽ tạo ra được bức tường vững chắc ngăn cản sự tấn công của đối thủ.

Chiến thuật 4-2-3-1 có nhiều ưu điểm và được sử dụng ở nhiều đội bóng lớn trên thế giới

Khi giành được bóng, chiến thuật 4-2-3-1 có thể ngay lập tức triển khai đội hình tấn công. Các tiền vệ cánh nhanh chóng tiến cao ở hai cạnh, tạo khoảng trống cho bóng. Lúc này đội tấn công nhanh chóng tìm cơ hội ghi bàn. Nếu tấn công thất bại, chiến thuật 4-2-3-1 lập tức khôi phục và rút lui an toàn.

Nhược điểm của chiến thuật 4-2-3-1

Chiến thuật 4-2-3-1 khi chơi tốt sẽ rất linh hoạt và vững chắc. Tuy nhiên, nếu các cầu thủ không nắm được nhịp điệu trận đấu cũng như không hiểu được ý nhau, chiến thuật 4-2-3-1 sẽ trở nên cồng kềnh và chậm chạp. Sự lúng túng của các thành viên rất dễ tạo khoảng trống cho đối phương ghi bàn.

Mặc khác, ở cánh trên, nếu tiền vệ bị dồn ép về, trở thành sơ đồ 4-5-1, tiền đạo rất dễ bị cô lập, không nhận được sự hỗ trợ của đồng đội và bị kèm kẹp bởi đội bạn. Ở trường hợp khác, tiền vệ tấn công không bám sát đội hình cũng dễ tạo ra sơ hở cho đối phương giành chiến thắng.

Chiến thuật 4-2-3-1 là một chiến thuật linh động nhưng đòi hỏi khắt khe về sự phối hợp giữa các thành viên trong đội

Như vậy, chiến thuật 4-2-3-1 có tính phòng ngự và tấn công tốt, linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, đây cũng là chiến thuật đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên. Bằng không sẽ rơi vào thế bị động, dễ thua thiệt. Trên thực tế, các trận đấu không chỉ có một chiến thuật, huấn luyện viên sẽ tùy vào nhịp điệu và tinh thần trận đấu mà thay đổi cho phù hợp. Sự linh hoạt không phải chỉ ở chiến thuật mà còn ở cách sử dụng các chiến thuật đó.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chiến thuật 4-2-3-1, chúng tôi hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn, qua đó bạn có thể hiểu cơ bản chiến thuật 4-2-3-1 là gì, cũng như những ưu nhược điểm và lối chơi của chúng. Nếu bạn có điều gì về bóng đá muốn chia sẻ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

=> XEM THÊM: Hình Thức Và Luật Đá Phạt Trực Tiếp Trên Sân Cỏ

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn